Kinh tế về đêm nhìn từ “chiến tranh bia” trên phố cổ Hà Nội

Bạn có thể bắt đầu buổi tối của mình tại ngã tư Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện và Đinh Liệt, nơi còn được gọi là “góc bia hơi”. Góc phố được xem là một trong những địa điểm buộc phải đến trong hành trình khám phá Hà Nội về đêm với khách du lịch.

Phổ cổ – nơi giải trí cho bất kỳ ai về đêm 

“Tôi mới trải qua 2 tuần ở Hà Nội và phải nói rằng tôi rất ngạc nhiên với cuộc sống về đêm”, một du khách nước ngoài viết về trải nghiệm trên trang jakartar100bar. Khi sống ở Sài Gòn, anh chàng thường nghe bạn bè kháo nhau Hà Nội là thành phố bảo thủ.

“Nhưng thực tế tôi hầu như không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt này giữa hai thành phố, đặc biệt là ban đêm”.

Phố Cổ – nơi giải trí cho bất cứ ai về đêm

Anh ta mô tả Hà Nội có hàng trăm quán bar, câu lạc bộ, karaoke đa dạng, từ cơ bản như vài chiếc ghế đẩu trong 4 bức tường đến những nơi sang trọng, đẳng cấp.

Địa điểm giải trí về đêm theo đó có chia ra làm 3 khu vực gồm khu phố cổ, quanh Hồ Tây và khu trung tâm từ hồ Hoàn Kiếm toả dọc theo những con phố lớn.

Khác với hai khu vực kia, đắt đỏ và thời thường thì khu vực phố cổ là nơi dễ chịu dành cho tất cả mọi người. “Nó rẻ, ồn ào và lộn xộn”, anh nói.

Các địa điểm giải trí dày đặc ở khu phố cổ. Nó thường là thường là các quán ăn vỉa hè, quán bar nhỏ bán bia tươi giá rẻ và cả các tụ điểm ca nhạc cổ truyền, hiện đại…

Góc bia hơi là hình ảnh phổ biến nhiều lần xuất hiện trên truyền thông quốc tế, ví dụ CNN Travel. Nó là điểm giao của 3 con phố: Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện và Đinh Liệt.

Góc phố này luôn trong tình trạng chật kín khách du lịch và địa phương đến ngồi trên những chiếc ghế nhựa để thưởng thức bia lạnh. Bia ở đây bao gồm bia hơi, đựng trong vại rồi chiết vào những chiếc cốc to và bia chai của các hãng nổi tiếng sản xuất.

Cuộc chiến của những thương hiệu bia 

Dù chưa có một thống kê chính thức nhưng có vẻ như bia được xem là một loại hàng hoá phổ biến, bán chạy nhất về đêm, phục vụ nhu cầu thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.

Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho biết Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Trong 6 năm, khối lượng bia tiêu thụ ở đây trung bình tăng 6,6%, trong khi đó, mức tăng toàn cầu là 0,2%. Mức tăng trưởng này, cộng với dân số gần 100 triệu dân và là điểm đến hấp dẫn cho du khách khiến Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất bia.

Doanh số tại Việt Nam của Heineken đã tăng với tốc độ 2 chữ số trong 4 năm vừa qua. Việt Nam chỉ đứng sau Mexico về lợi nhuận của hãng.

Sabeco với các thương hiệu Bia Saigon, Saigon Export, 333 Export cũng xuất ở khắp mọi nơi, từ vỉa hè cho đến những hàng quán sang trọng.

Chính bởi những điều này nên khi dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia được trình ra với điều khoản “cấm bán bia sau 22h”, không ít doanh nghiệp, chủ nhà hàng đã “kêu trời”. May mắn thay, khi Luật được thông qua vào tháng 6/2019, điều khoản này đã không xuất hiện.

Hơi thở mới cho cả nền kinh tế

Phần mở rộng không gian kinh tế ban ngày phục vụ cho các nhu cầu giải trí của người dân và khách du lịch đang được kỳ vọng sẽ mang đến hơi thở mới cho nền kinh tế.

Các hoạt động này lại càng quan trọng hơn trong bối cảnh Việt Nam đang đặt cho mình mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Theo Trí thức trẻ